Các ngày tết trong năm nổi bật nhất tại Việt Nam

Đối với người Việt Nam, tiếng “Tết” rất đỗi thân thuộc và có gì đó thiêng liêng. Bên cạnh tết Nguyên Đán, còn có các ngày tết trong năm khác mà nhiều người biết. Nhưng chưa hiểu rõ về ý nghĩa và tại sao lại có.

Mỗi một tết có ý nghĩa và có nét đặc trưng riêng. Chúng ta cùng khám phá và tìm hiểu kĩ hơn về những ngày tết này. Để hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa mà nó mang lại trong đời sống con người Việt Nam.

Tết Nguyên Đán

Thời gian diễn ra

Tết Nguyên Đán là một trong các ngày tết trong năm đầu tiên phải kể đến. Đây là ngày tết lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Tết còn có tên gọi khác là tết cả hay tết ta. Được diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch là ngày 1 tháng giêng. Theo quan niệm của người Việt đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nơi giao hòa giữa đất trời và vạn vật.

Ý nghĩa của ngày tết

Tết Nguyên Đán có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi người dân Việt. Đây là dịp mà mọi người trong gia đình, những người con xa quê, họ hàng lâu ngày được dịp gặp nhau, xum họp và đoàn tụ. Đây là dịp con cháu tỏ lòng biết ơn với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Là dịp bố mẹ dành nhiều thời gian bên con cái, sau một năm bận rộn kiếm sống.

Tết Nguyên Đán là tết của đoàn viên, sum họp, đoàn tụ và thăm hỏi nhau. Cùng cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất trong một năm mới đang đến. Vào những ngày này, mọi người thường tổ chức xông đất, đến thăm họ hàng, người thân. Đi chùa đầu năm và tổ chức các hoạt động văn hóa như: Múa lân sư rồng chào đón năm mới rước lộc vào nhà, thuê múa lân tạo không khí vui vẻ, tưng bừng ngày đầu xuân, du xuân ngắm cảnh…

các ngày tết trong năm tết nguyên đán

Rằm tháng giêng

Thời gian tổ chức

Rằm tháng giêng cũng là một ngày tết vô cùng quan trọng. Người xưa có câu nói “tết cả năm không bằng rằm tháng giêng”. Tết diễn ra vào ngày 15 tháng giêng, đây là thời điểm trăng tròn đầu tiên của một năm.

Ý nghĩa

Rằm tháng giêng theo những người theo tín ngưỡng thờ Phật của Việt Nam. Đây là ngày vía phật tổ. Do đó trong những ngày này, nhiều người thường hay đi chùa để lễ phật. Cầu mong một năm mới gặp nhiều điều an lành, bình an và hạnh phúc.

Ngoài việc đi chùa, mỗi gia đình trong ngày tết này thường tổ chức mâm cỗ cúng gia tiên. Để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên với mong muốn tổ tiên luôn phù hộ và mang may mắn đến cho gia đình.

rằm tháng giêng

Tết hàn thực

Tết hàn thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Tết này theo nghĩa Hán – Nôm có nghĩa là “đồ ăn nguội” có điểm tích bắt nguồn từ bên Trung Quốc. Người Việt mình thường gọi tết này là tết ” bánh trôi – bánh chay”. Vì trong những ngày này, mọi người thường làm bánh trôi, bánh chay để thờ cúng tổ tiên.

Hiện nay tết nay không được tổ chức nhiều trong cả nước. Chủ yếu nhất thuộc những vùng Hà tây cũ, bắc giang…và một số tỉnh đồng bằng bắc bộ.

tết hàn thực

Tết Thanh Minh

Tết thanh minh thường diễn ra vào khoảng từ mùng 6 tháng 3 đến 20 tháng 3. Theo dương lịch thường sẽ rơi vào khoảng mùng 4 đến mùng 5 tháng 4. Thanh minh không phải là ngày tết lớn trong năm, nhưng đây là một ngày tết quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam.

Đây là ngày mà các gia đình thường đi tảo mộ, làm mâm cỗ cúng gia tiên để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Ngày tết thanh minh là ngày nhắc nhở con cháu hướng về cội nguồn. Biết ơn những người đi trước.

tết thanh minh

Tết đoan ngọ

Tết đoan ngọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Tết này còn có tên gọi khác là tết giết sâu bọ. Dân gian có tục truyền ăn hoa quả buổi sáng để giết sâu bọ, những loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

Vào ngày này dân gian hay làm mâm cỗ cúng gồm xôi chè, hoa quả, rượu nếp…Nhiều nơi còn làm bánh ú, bánh tro trong ngày tết này.

các ngày tết trong năm tết đoan ngọ

Tết Trung nguyên

Tết trung nguyên hay còn gọi là tết rằm tháng bảy. Diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Với đại lễ đi cùng tết này lễ Vu Lan. Đây là đại lễ nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, với nghi thức bông hồng cài áo. Những ai còn mẹ sẽ được cài bông hoa hồng đỏ, những ai mất mẹ sẽ cài bông hồng trắng.

Ngoài ra tết trung nguyên cũng là xá tội vong nhân, ngày cúng những linh hồn bơ vơ, không ai chăm sóc, những người ngục tù hay những linh hồn bị oan trái ở kiếp trước.

tết trung nguyên

Tết trung thu

Thời gian diễn ra

Tết trung thu là một trong các ngày tết trong năm được tổ chức khá sôi động và nhiều hoạt động vui chơi. Thời gian diễn ra vào ngày rằm tháng tám, tức ngày 15 tháng 8 âm lịch. Vào những ngày này, trẻ em khắp nơi trong cả nước đều mong chờ. Bởi tết trung thu ở Việt Nam còn có tên gọi là tết thiếu nhi.

Ý nghĩa của ngày tết

Ý nghĩa của ngày tết trung thu là tết dành cho thiếu nhi, nhưng cũng là tết đoàn viên. Những ngày này, những người con xa quê thường về gia đình cùng nhau sum họp, quây quần bên gia đình để cùng thưởng bánh, ngăm trăng.

Tết trung thu bên cạnh mâm cỗ cúng gia tiên, còn có thêm mâm cỗ trông trăng. Bao gồm mâm ngũ quả, gồm 5 loại quả đặc trưng cho mùa thu và theo vùng miền. Bánh trung thu là món quà không thể thiếu. Ngoài ra người lớn còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ em như: Múa lân trung thu hoặc tự tổ chức múa lân, rước đèn ông sao…Với nhiều hoạt động khác. Khiến không khí trung thu trở nên vô cùng nhộn nhịp, tưng bừng và náo nhiệt.

tết trung thu

Tết hạ nguyên

Các ngày tết trong năm có  tết hạ nguyên hay còn gọi là tết cơm mới. Thời gian diễn ra tết hạ nguyên là vào ngày mùng 1 tháng 10 hoặc ngày 15 tháng 10 âm lịch. Ở các vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là các nơi thuộc vùng cao, biên giới. Tết này được tổ chức lớn, quan trọng vì đây là thời điểm cúng cơm mới dâng lên tổ tiên.

tết hạ nguyên

Tết ông công ông táo

Tết ông công ông táo hay còn gọi là tết táo quân. Tết này diễn ra vào ngày 23 tháng chạp. Theo quan niệm của người xưa các vị táo quân là những vị thần bếp. Có nhiệm vụ chăm sóc bếp lửa của mỗi gia đình, hàng năm vào ngày 23 tháng chạp sẽ cưỡi cá chép bay về trời báo cáo mọi sự trong gia đình một năm qua và mong muốn một năm một năm mới bình an, hạnh phúc và mạnh khỏe.

Mâm cỗ cúng táo quân không thể thiếu 3 bộ quần áo bằng hàng mã. Gồm 2 bộ nam cho 2 ông táo và 1 bộ nữ cho táo bà. Mâm cúng còn có cá chép, thường khi cúng xong sẽ mang thả ra sông,hồ với ngụ ý làm phương tiện cho ông táo về trời.

các ngày tết trong năm tết ông công ông táo

Trên đây là danh sách các ngày tết trong năm quan trọng của người Việt xưa và nay. Có thể thấy, mỗi tết đều có ý nghĩa và nét đặc trưng riêng. Nhưng đều có một điều chung đó chính là hướng về cội nguồn, những điều tốt đẹp với mong muốn 1 năm gặp nhiều may mắn, an lành và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0972263280