Các loại đèn trung thu thắp sáng đêm rằm tháng tám

Các loại đèn trung thu đã tồn tại từ rất lâu đời mà không ai có thể biết được nó tồn tại bao giờ. Những chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân, đèn quả trám. Đã quá quen thuộc với tuổi thơ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến ý nghĩa của những loại đèn lồng này. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin của những loại đèn này nhé!

Ý nghĩa của các loại đèn trung thu

Đêm trung thu sẽ rực rỡ biết mấy. Khi có sự tô điểm của những loại đèn lồng với màu sắc xanh đỏ. Chắc hẳn bạn đã từng được nghe những câu hát của trẻ em:

” Tết trung thu rước đèn đi  chơi

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng cầm đèn trong tay

Em mừng vui trong ánh trăng rằm”

Ý nghĩa của các loại đèn trung thu
Ý nghĩa của các loại đèn trung thu

Đèn trung thu không chỉ sử dụng để thắp sáng làng, bản, phố phường. Mà nó còn mang nhiều ý nghĩa trong đêm trăng rằm đó. Chẳng hạn như chiếc đèn ông sao năm cánh. Nếu để ý sẽ thấy nó là tượng trưng cho ngũ hành âm dương trong thế giới phong thủy. Mọi người thường cho lên mâm ngũ quả để cầu mưa thuận gió hòa cho muôn loài.

Ông cha ta thường có quan niệm rằng ông trăng tháng tám là đẹp nhất, to nhất, sáng nhất. Vậy nên, đến những ngày này thường thấy những loại đèn lồng hình tròn to vành vạnh. Sáng rực rỡ trên bầu trời. Chiếc đèn lồng hình tròn với ý nghĩa rằng tôn vinh nét đẹp của thiên nhiên. Đồng thời cám ơn bề trên vì đã phù hộ cho người dân có một mùa màng bội thu.

Các loại đèn trung thu phổ biến hiện nay

Trong đêm rằm tháng tám trẻ em thường cầm trên tay những loại đèn ông sao, hay đèn cá chép. Hoặc trong những mâm cỗ họ thường có những loại đèn quá trám hay đèn kéo quân.

Có thể thấy rằng đây là những loại đèn phổ biến thường xuất hiện trong những ngày lễ trung thu. Nếu ngày rằm mà thiếu những chiếc đèn này có nghĩa là thiếu đi hương vị

Đèn lồng không thể thiếu trong sự kiện trung thu
Đèn lồng không thể thiếu trong sự kiện trung thu

Đèn ông sao

Đây là chiếc đèn mang nét đẹp truyền thống của dân tộc. Chúng ta thường thấy chiếc đèn ông sao năm cánh có trong những mâm cỗ đầy. Hay trên tay của bé thơ.

Chiếc đèn này có giá thành rất rẻ. Bởi vậy nên có thể thấy nó là loại đèn được dùng nhiều nhất trong đêm trăng rằm. Bởi phụ huynh của các em nhỏ nông thôn thường lựa chọn chiếc đèn ông sao cho bé.

Hình ảnh đèn lồng ông sao
Hình ảnh đèn lồng ông sao cho bé

Ngoài ra, chiếc đèn ông sao năm cánh này còn là biểu tượng của ngũ hành âm dương. Bởi vậy nên nếu để ý sẽ thấy chiếc đèn này thường được bày biện ở những mâm cỗ đầy. Với mong muốn là cầu trời cầu đất cho muôn dân có mùa màng bội thu.

Đèn cá chép trung thu

Chiếc đèn lồng cá chép được các bạn nhỏ vô cùng thích thú. Ngoài ra biểu tượng của chiếc đèn mang hình dáng của con cá chép này còn tôn vinh được nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.

Đèn cá chép trung thu
Đèn cá chép trung thu

Con cá chép trong dân gian nó là một loài có ý chí kiên cường. Chúng ta có thể thấy rõ hơn thông qua sự tích vượt vũ môn của nó. Bởi vậy nên chiếc đèn cá chép được bán rộng rãi trong ngày lễ trung thu. Với mong muốn con người có thể vượt qua được tất cả những khó khăn trong cuộc sống. Không có gì là trở ngại nếu có bề trên phù hộ.

Đèn kéo quân

Vốn dĩ chiếc đèn kéo quân có nguồn gốc của nước Trung Hoa thời cổ đại. Chiếc đèn này thường được người dân mua và sử dụng rộng rãi trong sự kiện trung thu. Bởi vì chiếc đèn này là biểu tượng cho sự hiếu thảo. Thể hiện lòng biết ơn của trẻ nhỏ đối với bố mẹ. Ở những buổi văn nghệ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Người ta cũng hay dùng đèn kéo quân phụ họa cho những bài hát về cha mẹ.

Đèn kéo quân biểu tượng của lòng hiếu thảo
Đèn kéo quân biểu tượng của lòng hiếu thảo

Ngoài ra, chiếc đèn kéo quân trong ngày trung thu còn thể hiện lòng thành đến vua Lục Đức. Đây là vị vua được nhân dân yêu mến và ngợi khen tấm lòng hiếu nghĩa trong nhân gian.

Đèn quả trám

Đây là loại đèn lồng mang đầy ý nghĩa trong sự kiện rằm tháng tám. Bởi lẽ chiếc đèn quả trám hầu hết là mọi người không dùng tiền để mua. Mà thường là tự làm bằng giấy vô cùng đơn giản.

Đèn lồng quả trám kết cấu đơn giản bằng giấy
Đèn lồng quả trám kết cấu đơn giản bằng giấy

Trong ngày này, phụ huynh thường có cơ hội thể hiện sự quan tâm của mình với con trẻ. Bởi vậy nên, rất nhiều người đã bỏ thời gian ra làm đèn lồng quả trám với con. Điều này giúp cho tình cảm gia đình thêm gắn kết hơn. Đó cũng là lý do khiến cho chiếc đèn lồng quả trám này nó có mặt phổ biến trong những ngày trung thu.

Đèn nhân vật hoạt hình bằng nhựa

Đây là chiếc đàn lồng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho các em nhỏ. Chiếc đèn lồng này có xuất xứ và được sản xuất của Trung Quốc. Loại đèn lồng này được làm bằng nhựa và in nhiều nhân vật hoạt hình mà trẻ nhỏ yêu thích. Ngoài ra, chiếc đèn này còn có quả pin bên trong khi ấn nút còn có âm thanh của một bài hát nghe rất vui tai.

Tuy rằng chiếc đèn lồng này nó không mang đậm nét văn hóa. Nhưng nó lại cuốn hút trẻ em bằng những nhân vật hoạt hình mà các em nhỏ hay xem trên vô tuyến. Điều này khiến trẻ nhỏ thích thú và thường đòi phụ huynh mua và sử dụng.

Đèn lồng nhân vật hoạt hình bằng nhựa
Đèn lồng nhân vật hoạt hình bằng nhựa

Những hoạt động không thể thiếu dịp tết trung thu

Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng tám là ngày lễ trung thu lại được tổ chức. Đi cùng với đó là những hoạt động không thể thiếu. Đó là: phá cỗ, rước đèn, múa lân được diễn ra.

Hoạt động diễn ra ngày rằm tháng tám
Hoạt động diễn ra ngày rằm tháng tám

Mặc dù những hoạt động này năm nào cũng được tổ chức. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Và cũng chưa biết hết được nguồn gốc thực sự của những hoạt động này. Vậy hãy cùng tìm hiểu sâu hơn nữa nhé.

Phá cỗ trông trăng

Phá cỗ trông trăng là phong tục tập quán đã có từ lâu đời. Trong ngày lễ trung thu người ta thường chuẩn bị cỗ trông trăng. Mâm cỗ đó bao gồm bưởi, bánh dẻo, bánh nướng và đèn ông sao…….

Mâm cỗ trông trăng được mọi người chuẩn bị với mong muốn cầu cho cuộc sống gặp nhiều điều tốt đẹp. Đối với những người làm nông nghiệp thì cầu cho mùa màng bội thu.

Mâm cỗ trông trăng
Mâm cỗ trông trăng

Người ta thường đợi trăng rằm lên cao, hết tuần hương. Lúc này trời đất và tổ tiên đã nhận được lòng thành của con cháu. Đây sẽ lúc mọi người quây quần vào bên nhau để phá cỗ trông trăng. Mọi người cùng nhau dở bánh trung thu thưởng thức hoặc gọt hoa quả ăn.

Rước đèn

Rước đèn là một hoạt động thân thuộc được diễn ra trong ngày rằm tháng tám. Đây là hoạt động được diễn ra ngay sau khi phá cỗ trông trăng. Sau khi người lớn quây quần vào thừa lộc, dở bánh gọt trái cây. Lúc này, trẻ em cầm các loại đèn trung thu lấp lánh đi khắp xóm làng, phố phường.

Hoạt động rước đèn này được tất cả những bạn thiếu nhi vô cùng thích thú. Nhất là vừa cầm chiếc đèn lồng xinh xắn và hát nghêu ngao. Hoạt động này được tổ chức ra là giúp các bạn có thêm phần gắn kết.

Trẻ em nô nức rước đèn dưới trăng
Trẻ em nô nức rước đèn dưới trăng

Múa lân

Múa lân là hoạt động khiến các em nhỏ háo hức nhất. Trong mỗi ngày trung thu tới. Bởi vì đây là tiết mục với những động tác bay nhảy hấp dẫn đến lạ. Nhất là các bạn nam.

Nhưng với tình hình phát triển kinh tế ngày hôm nay. Hầu hết các xóm làng, phố phường. Mỗi khi tổ chức sự kiện đều thuê múa lân trung thu để phục vụ nhu cầu của các bạn nhỏ.

Hình ảnh múa lân trung thu trên đường phố
Hình ảnh múa lân trung thu trên đường phố

Những điệu múa lân sư rồng không chỉ đem lại tiếng cười thích thú cho mọi người. Mà nó còn có ý nghĩa là cầu cho bà con làm nông nghiệp có một mùa màng bội thu. Và cầu phúc cho những người làm kinh doanh luôn gặp may mắn trong công việc. Bởi lân sư rồng là biểu tượng của sự hưng thịnh và một cuộc sống bình an ấm lo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0972263280