Những điều bạn chưa biết về tết trung thu

tết trung thu ngày mấy

Tết trung thu trong kí ức mỗi người luôn là những niềm vui. Ngày này được trẻ con vô cùng thích thú. Vì được vui chơi thỏa thích mà không bi la mắng. Còn người lớn có dịp ngồi lại bên nhau xum họp, báo hiếu cha mẹ.

Tìm hiểu về tết trung thu

Tết trung thu là gì?

Trung thu được xem là một cái tết lớn trong năm. Nó diễn ra vào giữa mùa thu nên người ta gọi là tết ” trung thu”. Người xưa có quan niệm rằng giữa mùa thu luôn là trăng tròn và sáng nhất trong năm. Do vậy vào ngày này người ta thường tổ chức lễ lớn. Để mừng ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm, để tất cả mọi người cùng thưởng thức.

tết trung thu là gì

Tết trung thu ngày mấy

Tết Trung Thu được tính theo Âm lịch là vào ngày 15 tháng 8. Trẻ em rất háo hức chào đón ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, nào là đèn ông sao, mặt nạ.. và được ăn bánh trung thu. Tết Trung thu ban đầu được biết đến là cái tết của người lớn và sau đó nó dần trở thành Tết của thiếu nhi. Tết trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời.

Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.

tết trung thu ngày mấy

Ý nghĩa tết trung thu

Tết trung thu có ý nghĩa là tết đoàn viên. Bởi những ngày này mọi người thường trở về bên gia đình, đoàn tụ, quây quần bên nhau. Cùng chia sẻ những tâm sự, thưởng thức những miếng bánh trung thu thật nghĩa tình và ấm áp. Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.

Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và đoàn tụ của người lớn. Theo quan niệm của người xưa, tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa. Nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai  và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

ý nghĩa tết trung thu
Trung thu có ý nghĩa là tết đoàn viên, mọi người trong gia đình cùng nhau sum họp.

Những hoạt động diễn ra ở tết trung thu

Rước đèn trung thu

Trong đêm Trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió. Được tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc.

Đèn lồng của người Việt Nam được làm để trẻ em chơi trung thu, để con trẻ cảm thấy thích thú với những chiếc đèn nhiều màu sắc tạo ánh sáng lung linh trong đêm.Tết Trung Thu đến chúng ta lại bắt gặp hình ảnh những cô, cậu bé trên môi lúc nào cũng nở nụ cười, tay cầm những chiếc lồng đèn đầy màu sắc đi khắp thôn, xóm. Hình ảnh đó trở thành một ký ức tuổi thơ đẹp trong lòng mỗi người.

Lễ rước đèn là hoạt động được yêu thích nhất. Trẻ em sẽ cầm trên tay những chiếc đèn lồng xinh xắn làm từ tre và giấy gió hay bọc vải lụa cùng với những họa tiết như hoa đào, hoa mai, công phượng… dưới thời nhà Lý. Đèn lồng là sự biểu hiện của ấm no, hạnh phúc và tình cảm gia đình ấm áp, quây quần bên nhau.

rước đèn trung thu

Múa lân trung thu

Thường múa Lân Sư Rồng trung thu sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.

Bên cạnh con Lân thường xuất hiện ông Địa. Ông Địa là nhân vật không thể thiếu trong múa Lân trung thu. Ông mang tiếng cười cho trẻ con. Ông là hiện thân của Phật Di Lặc ban phước lành, may mắn, bình an đến với mọi người.

múa lân trung thu

Bày cỗ trông trăng

Mâm cỗ trung thu ngắm trăng không thể thiếu trong tết trung thu. Thường mâm cỗ gồm những loại quả đặc trưng cho mùa thu và theo vùng miền. Thường không thể thiếu: Bưởi, na, xoài, hồng…Để mâm cỗ thêm phần sinh động, người ta thường trang trí những con vật từ hoa quả, để tạo cho mâm cỗ trông trăng hấp dẫn và thú vị hơn.

Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.

bày cỗ trung thu

Ngắm trăng và phá cỗ

Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cúng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

ngắm trăng, phá cỗ

Trò chơi trung thu cho thiếu nhi

Bịt mắt bắt dê

Trò chơi này càng nhiều bé tham gia càng vui nên bạn có thể rủ thêm các bé khác cùng chơi. Khi bắt đầu chơi, các bé đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng. Hai bé đứng giữa vòng tròn cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một bé đóng vai con dê vừa chạy vừa kêu “be be”, bé còn lại là thợ săn, phải bắt được dê dựa theo tiếng kêu.

Các bé làm vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt nhưng là mách sai để gây cười. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.

bịt mắt bắt dê

Rồng rắn lên mây

Một trong những trò chơi thường các em nhỏ hay chơi đêm trung thu đó là trò rồng rắn lên mây. Trò chơi này thu hút càng đông người chơi càng tạo không khí vui vẻ, náo nhiệt. Một người đóng vai làm thầy thuốc. Một đoàn người nối đuôi nhau, vừa đi vừa đọc câu đồng dao ” Rồng rắn lên mây, có cây núc nắc, có nhà hiển binh…”.

Đây là trò chơi không thể thiếu của tuổi thơ mỗi người. Là trò chơi dân gian tập thể thường có mặt trong tết trung thu.

rồng rắn lên mây

Trò chơi kéo co

Trò chơi kéo co là một trò chơi dân gian thông dụng, đã tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam. Do vậy trò chơi này cũng không thể thiếu trong tết trung thu. Trẻ con chia thành 2 đội, thi xem đội nào khỏe hơn sẽ kéo đội thua qua vạch kẻ sẵn. Trò chơi rèn luyện thể lực tốt. Đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể, tính cộng đồng cao.

trò chơi kéo co

Tết trung thu ở các quốc gia khác

Tết trung thu Trung Quốc

Trung quốc là nơi “sinh ra” tết Trung Thu. Do vậy ngày rằm tháng tám cũng là ngày tết trung thu của nước này. mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà người ta có các loại bánh mang hương vị đặc trưng riêng.

Người Trung Quốc thường treo lồng đèn trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm rằm, người ta thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Họ cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng…

tết trung thu trung quốc

 

Tết trung thu Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc tết trung thu là ngày lễ lớn của năm. Người dân được nghĩ lễ tận 3 ngày để trở về nhà tổ chức ngày lễ này. Trong những ngày tết trung thu, họ cũng tổ chức nấu những món ăn truyền thống. Trẻ con được mặc Hanbok và vui chơi nhảy múa.

Ngoài ra  thay vì món bánh nướng và bánh dẻo như ở Việt Nam và Trung Quốc. Thì Hàn Quốc có món bánh Songpyeon làm từ gạo và nhân đậu.

Người Hàn Quốc coi ngày trung thu là ngày hướng về tổ tiên. Những ngày này họ thường làm mâm cỗ cúng tổ tiên thật tròn đầy. Ngoài ra họ còn đi tảo mộ tổ tiên để tỏ lòng biết ơn.

tết trung thu hàn quốc
Tết trung thu ở Hàn Quốc là ngày lễ lớn trong năm

Têt trung thu ở Nhật Bản

Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm vào khoảng 1 tháng sau – ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsuki-mi “Đêm 15”.

Lần thứ hai tổ chức là Zyusanya được gọi là “đêm 13″ hay ” trăng sau”. Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13.  Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa!

Ở Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên cung trăng và đến đêm rằm tháng 8 lại giã bột để làm bánh dày Mochi.

Người Nhật cũng làm bánh và ngồi ăn bánh thưởng trăng như ở Việt Nam.

tết trung thu nhật bản
tết trung thu Nhật Bản với món bánh cổ truyền

Những thông tin trên đây, hi vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn về ngày tết đặc biệt. Không chỉ riêng các em thiếu nhi mà có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lớn. Nếu bạn có nhu cầu thuê đội múa Lân để biểu diễn cho các em thiếu nhi.

Hãy đến với Hùng Anh Đường chúng tôi. Đây là cơ sở chuyên cung cấp và cho thuê đội múa Lân: múa Lân  trung thu, múa Lân khai trương, khánh thành…. với giá cả ưu đãi nhất hiện nay. Dịch vụ chuyên nghiệp, với nhiều màn múa Lân độc đáo. Đảm bảo sẽ mang đến một cái tết vui vẻ và ý nghĩa cho tất cả mọi người.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi, theo địa chỉ Hotline:  0972 263 280 để nhận được dịch vụ tốt nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0972263280