Ý nghĩa tết trung thu mang lại cho trẻ em vô cùng quan trọng. Nó là một phần kí ức tuổi thơ tươi đẹp của các em. Để có một tết trung thu vui tươi và ý nghĩa cho các em, người lớn nên dành chút thời gian tìm hiểu và tổ chức một ngày tết thật ấn tượng. Nó không chỉ giúp cho các em có những hoạt động bổ ích mà còn là nơi người lớn thể hiện tình yêu thương đối với con trẻ.
Ý nghĩa tết trung thu ở nước ta
Tết trung thu là gì?
Tết trung thu theo âm lịch là ngày 15 tháng 8 hằng năm. Ngày này hằng năm trở thành ngày tết của thiếu nhi. Tết trung thu còn có tên gọi khác là tết trông trăng hoặc tết hoa đăng. Các em nhỏ thường rất mong đến ngày này. Vì thường được người lớn mua cho đồ chơi, được ăn bánh kẹo hoa quả. Đặc biệt nhất là được xem múa lân và cầm đèn ông sao đi rước khắp các đường làng, ngõ phố.
Trong dân gian, Tết Trung Thu ngoài việc cúng gia tiên, phá cỗ, nghe chuyện về trăng. Còn có chơi đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy. Cùng các trò như múa Lân, bịt mắt bắt dê…Tết trung thu ngày nay đã trở thành ngày hội không những của trẻ em mà còn của người dân cả nước.

Ý nghĩa tết trung thu trong cuộc sống
Theo phong tục của người Việt ta. Ngày tết trung thu mọi người thường chuẩn bị mâm ngũ quả cúng gia tiên. Mâm ngũ quả gồm các loại quả phổ biến theo từng vùng và có đặc trưng của mùa thu. Thường sẽ có bưởi, na, thanh long, hồng… Sau đó cả gia đình thường quây quần bên nhau cùng phá cỗ và trông trăng. Ý nghĩa tết trung thu đó chính là ngày mọi người trong gia đình xum họp, ngày đoàn viên. Tăng tình cảm gia đình, gắn bó yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
Đây là dịp con cái tỏ lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Ngoài ra là dịp bố mẹ và con cái ngồi quây quần, tâm sự với nhau. Tết trung thu còn tạo niềm vui cho con trẻ, được thỏa thích chơi những món đồ chơi mình yêu thích, được nô đùa cùng bạn bè trong xóm đến khuya mà không bị la mắng.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này

Cách tổ chức tết trung thu sao cho thật bổ ích và ý nghĩa
Bày mâm ngũ quả trung thu đẹp mắt
Mâm ngũ quả là điều không thể thiếu trong ngày tết trung thu. Do vậy cần mua mâm ngũ quả với nhiều màu sắc và cần thêm sự khéo léo sáng tạo để tạo ra những hình thù con vật ngộ nghĩnh. Điều này làm trẻ em vô cùng thích thú. Tạo những con vật như lợn, thỏ, chuột từ quả bưởi. Chú nhím từ những trái nho, đàn cá từ những quả thanh long. Làm cho mâm ngũ quả thêm phần độc đáo, tăng thêm sự thích thú cho các em thiếu nhi cũng như người lớn đi cùng.
Để bày mâm ngũ quả đẹp mắt. Ngoài những tạo hình khéo léo thì bạn hài hòa màu sắc giữa các loại quả. Nên có quả xanh xen kẽ quả chín, màu sắc nên đa dạng màu xanh của bưởi, na, chuối. Màu đỏ của quả hồng hoặc táo. Màu vàng của lê, xoài. Như vậy mới tạo nên sự hài hòa về màu sắc làm cho mâm ngũ quả hấp dẫn và đẹp mắt hơn.

Thuê đội múa lân sư rồng
Múa lân trung thu là tiết mục không thể thiếu để tạo không khí vui tươi, sôi động. Nếu thiếu tiết mục này thì buổi tổ chức kém thành công và không thu hút được nhiều người. Người ta thường trang trí Lân với màu sắc rực rỡ như màu vàng hoặc đỏ. Đám múa lân gồm 1 người cầm đầu Lân làm bằng vải màu hoặc giấy bồi và múa theo nhịp trống Lân. Người phía sau cầm mảnh vải nối liền đầu Lân để làm đuôi Lân, phất theo nhịp múa của Lân.
Để tăng không khí rộn ràng và vui nhộn. Ngoài trống Lân còn có thêm thanh la, chiêng, chũm chọe… Đặc biệt là có ông địa đi theo lân trêu đùa người xem. Tạo không khí vui vẻ, hoạt náo cho mọi người.
Thuê đội múa Lân tết trung thu tạo không khí vui tươi, háo hức. Đem lại những phúc giây thư giãn thú vị cho các em nhỏ, khiến các em vô cùng thích thú.

Các chương trình văn nghệ đặc sắc
Những tiết mục văn nghệ đặc sắc cũng là một phần tạo lên sự thành công cho buổi tố chức tết trung thu. Những tiết mục văn nghệ do các em biểu diễn mang đến sự thu hút không hề nhỏ. Những bài hát thiếu nhi vui tươi liên quan đến tết trung thu như: Chiếc đèn ông sao, rước đèn tháng tám, chú cuội chơi trăng… rất vui nhộn và phù hợp với các em.
Ngoài ra còn có các tiết mục kể chuyện hoặc đóng kịch với nhiều chủ đề khác nhau. Điều này cũng tạo ra sự hấp dẫn không hề nhỏ đối với các em.

Xem thêm >> Những bài múa lân trung thu 3 miền cực hấp dẫn <<
Tổ chức rước đèn trung thu
Rước đèn trung thu là hoạt động truyền thống, có từ rất lâu đời. Hoạt động này được các em nhỏ vô cùng háo hức và mong đợi. Ngày nay, kinh tế phát triển, nhiều loại đèn lồng ra đời. Các em có thể chuẩn bị và lựa chọn cho mình những chiếc đèn lồng mà mình thích. Có nhiều kiểu đèn lồng như : Đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn nhún…Với nhiều màu sắc sặc sỡ và đa dạng kiểu dáng.
Trẻ em xếp thành hàng dài, cầm đèn trên tay. Đoàn múa Lân đi trước, một dãy dài các em nhỏ cầm đèn lồng theo sau đi khắp các đường làng, ngõ phố. Tạo nên một khung cảnh đẹp với hình ảnh lung linh, huyền ảo và vô cùng thu hút.

Chơi các trò chơi tập thể
Một trong những thứ thu hút các em nhỏ đó chính là các trò chơi tập thể. Có thể tổ chức cho các em các trò chơi dân gian mang tính vận động cao như: Kéo co, bịt mắt bắt dê…Những trò chơi này làm tăng thêm tinh thần tập thể, hòa nhập với cộng đồng. Ngoài ra còn giúp các em rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe.

Những trò chơi tập thể đông vui, ý nghĩa sẽ để lại trong tuổi thơ của bé những kỷ niệm đẹp về ngày lễ đặc biệt này.
Hi vọng bài viết trên giúp cho các bạn hiểu hơn về ý nghĩa tết trung thu. Đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích để tổ chức cho các em một ngày tết thật bổ ích và vui vẻ. Chúc các bạn tổ chức thành công!