Các lễ hội lớn và nổi tiếng trong cả nước- P2

Các lễ hội ở Việt Nam lớn và nổi tiếng tại các tháng trong năm. Được chúng tôi tiếp tục cập nhật, giúp các bạn hiểu hơn những nét văn hóa của từng địa phương, từng vùng miền trên mọi miền tổ quốc. Để hiểu hơn các phong tục tập quán, văn hóa tín ngưỡng của con người Việt Nam trên mọi miền tổ quốc.

Các ngày hội ở Việt Nam trong tháng 5 âm lịch

Lễ hội bánh Chưng – bánh Giày

Lễ hội bánh Chưng – bánh Giày diễn ra vào ngày 11 tháng 5 âm lịch tại Sầm Sơn – Thanh Hóa. Lễ hội này được tổ chức nhằm tôn vinh ông tổ nghề dệt xúc và thờ thần Độc Cước. Cùng mong ước cho mùa màng luôn tươi tốt, mưa thuận gió hòa .

Lễ hội gồm màn rước kiệu và các nghi thức tế lễ thần linh. Độc đáo nhất là cuộc thi làm bánh Chưng – bánh Giày. Người dân các làng cùng thi tài và làm ra những chiếc bánh thơm ngon nhất làm lễ vật dâng lên thần linh. Sau lễ hội bánh được chia đều cho người dân để cùng nhau chia sẻ lộc và những điều may mắn.

Ngoài ra trong lễ hội còn có những trò chơi dân gian vô cùng độc đáo và hấp dẫn như: Múa Lân Sư Rồng, kéo co, đi cà kheo…

lễ hôi bánh trưng bánh giày

Lễ hội cúng Biển – Trà Vinh

Lễ hội cúng biển Mỹ Long thuộc tỉnh Trà Vinh diễn ra vào ngày 10 tháng 5 âm lịch. Lễ hội cúng biển Mỹ Long đã trở thành một điểm hẹn trẩy hội của rất nhiều người dân vùng biển, không chỉ là ngư dân mà cả khác du lịch khắp nơi cùng về.

Nghi thức nghinh ông Nam Hải bằng tàu biển được tổ chức hoành tránh và trang trọng. Bằng cả tấm lòng biết ơn biển cả của những người dân địa phương. Với ý nghĩa mong cho một năm ra khơi thuận buồm xuôi gió, tôm cá luôn đầy ghe.

lễ hội cúng biển mỹ long trà vinh

Các lễ hội lớn ở Việt Nam trong tháng 7

Lễ vu lan

Lễ Vu Lan được diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, là một trong những ngày đại lễ của Phật giáo. Lễ Vu Lan báo hiếu cũng là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam được tổ chức một cách rộng rãi trên cả nước.

Trong ngày này khắp nơi trong cả nước, tại các chùa chiền được trang trí đèn hoa rực rỡ. Đây là ngày rất đông các phật tử lên chùa. Thực hiện nghi thức bông hồng cài áo, thả hoa đăng thuyền giấy để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và công lao của cha mẹ.

các lễ hội ở việt nam lễ vu lan

Lễ ông bà Chiểu

Lễ hội ông bà chiểu được diễn ra vào ngày 30 tháng 7 âm lịch. Đây là lễ hội lớn thu hút hàng vạn người tham gia. Lăng mộ nằm ở quận Bình Thành – Thành phố Hồ Chí Minh. Rất nhiều người nhầm tưởng rằng Ông và Bà tên Chiểu song đây là phần mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân là bà Đỗ Thị Phận.

Sở dĩ có tên gọi Bà Chiểu là vì lăng mộ của Thượng Quốc công Tả quân Lê Văn Duyệt  được an táng tại vùng đất mang tên Bà Chiểu.

lễ hội lăng ông bà chiểu

Lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam trong tháng 8

Tết trung thu

Tết trung thu là một trong những lễ hội lớn nhất trong tháng 8 âm lịch. Tết trung thu diễn ra vào đêm rằm tháng 8. Đây không chỉ là tết của thiếu nhi mà còn là dịp để nhiều mọi thành viên trong gia đình có cơ hội đoàn tụ với nhau. Do đó tết còn có cái tên khác đó là tết Đoàn Viên.

Vào dịp này mọi nhà đều tổ chức mâm cỗ cúng gia tiên và mâm cỗ trông trăng. Tất cả mọi người trong gia đình quây quần bên nhau cùng trò chuyện và ngắm trăng. Những hoạt động đặc sắc đêm trong những ngày này đó chính là múa Lân trung thu, rước đèn ông sao và những trò chơi dân gian tập thể vui nhộn.

các lễ hội ở việt nam

Lễ hội trọi trâu Đồ Sơn

Trong các lễ hội ở Việt Nam thì hội trọi trâu ở Đồ Sơn là một trong những lễ hội truyền thống của thành phố hoa phượng đỏ. Hội chọi trâu được tổ chức hàng năm tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng vào ngày 9 tháng 8 âm lịch. Với những khuôn nét phản ánh đậm sắc đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng ven biển.

Mục đích của lễ hội là để cầu thịnh vượng, hạnh phúc và no ấm cho đời sống thường nhật của những người con miền đất biển nơi đây.  Hàng năm khi lễ hội diễn ra thu hút hàng trăm du khách thập phương và người dân địa phương đổ về xem.

lễ hội trọi trâu đồ sơn hải phòng

Lễ Đôn Ta ở An Giang

Lễ hội Đôn Ta là một trong những lễ hội lớn của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Được tổ chức hàng năm từ ngày 29 tháng 8 âm lịch. Đây là lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân. Tạ ơn những người đã khuất. Đồng thời cầu phước cho những người còn sống. Tạo mối gắn kết giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.

Lễ hội Đôn Ta có điểm độc đáo thu hút du khách đó chính là lễ hội đua bò. Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa với người điều khiển bò đứng sau chỉ huy. Cuộc đua được nhiều người theo dõi và cổ vũ cuồng nhiệt.

lễ hội đôn ta

Các lễ hội ở Việt Nam trong tháng 9

Hội chùa keo

Hội chùa keo cũng là một trong những lễ hội tiêu biểu của miền Bắc vào tháng 9. Chùa Keo thờ Quốc sư Dương Không Lộ được xây dựng từ thời Lý. Trải qua 400 năm, chùa vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc cổ và hiện được coi là một trong ba ngôi chùa gỗ cổ trong số 10 kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam và là ngôi chùa cổ có quy mô kiến trúc gỗ lớn nhất toàn quốc.

Hội thu hút được đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. Với những nghi lễ và những trò chơi độc đáo.

lễ hội chùa keo thái bình

Lễ hội Kate

Các lễ hội ở Việt Nam thì lễ hội Kate là một trong những lễ hội độc đáo của đồng bào Chăm. Diễn ra vào tháng 9 âm lịch để tưởng nhớ công ơn các vị thần và cũng là những anh hùng dân tộc của đồng bào Chăm.

Đây là nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hoá, sinh hoạt, tập quán. Thông qua các đồ cúng tế, trang phục, nhạc cụ, những bản thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân với nước. Ca ngợi việc đồng áng, mùa màng.

lễ hội kate

Lễ hội Dinh thầy thím

Lễ hội Dinh Thầy Thím diễn ra vào ngày 14 tháng 9 âm lịch tại Bình Thuận. Lễ hội diễn ra nhằm tưởng nhớ công ơn của Thầy và Thím. Người có công chữa bệnh, dạy nhân dân trong vùng làm nghề chài lưới cho nhân dân địa phương.

Lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi, đặc trưng. Hằng năm thu hút đông đảo du khách thập phương khắp nơi đến vùng đất Bình Thuận.

lễ hội dinh thầy thím

Lễ hội lớn trong tháng 10

Lễ hội cúng trăng – Ook om book

Đây là lễ hội có truyền thống lâu đời của bà con người dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn ra rằm tháng 10 âm lịch hằng năm. Ý nghĩa của lễ hội là cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng ruộng vườn được sinh sôi nẩy nở.

Lễ cúng trăng được thực hiện trước sân nhà, trong khuôn viên chùa, hay một nơi rộng rãi. Lễ vật là các loại sản vật trong mùa vụ tự sản xuất được, đặc biệt không thể thiếu là cốm. Đây là môt trong những lễ hội truyền thống và lớn của đồng bào Khơ me.

lễ hội ok om bok ở việt nam

Lễ vía bà Phi Yến

Đây là lễ hội nhằm tường nhớ bà Phi Yến, người vợ thứ hai của vua Nguyễn Ánh. Lễ hội diễn ra vào trung tuần tháng 10 tại huyện Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu. Người dân khắp nơi đến đây với mục đích cầu mong bà ban phát những điều tốt lành.

Lễ giỗ bà Phi Yến mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của nhiều người dân Côn Đảo. Đây là một hoạt động văn hóa nhằm lưu giữ cũng như những truyền thống tốt đẹp trong dân gian được lưu truyền mãi mãi.

hội lễ vía bà phi yến

 

Các lễ hội trong tháng 12 âm lịch

Tết nguyên đán

Trong các lễ hội ở Việt Nam, thì Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất năm và cũng là lễ hội lớn nhất trong cả nước. Đây được cho là lễ hội quan trọng và đầu tiên của một năm mới. Tết không chỉ là dịp để mọi người trang hoàng, dọn dẹp lại nhà cửa mà còn có ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, hướng về cội nguồn.

Theo tín ngưỡng dân gian, người nông dân còn cho rằng. Tết là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước…Tết là nơi nhớ về ông bà, tổ tiên. Đây là khoảng thời gian các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau.
Ngoài ra tết Nguyên Đán là dịp các hoạt động văn hóa dân gian hoạt động với nhiều trò chơi như: Múa Lân Sư Rồng năm mới, văn hóa văn nghệ, thể thao…
lễ tết nguyên đán ở việt nam

Tết cơm mới

Tết cơm mới là phong tục truyền thống của đồng bào Êđêvà các dân tộc Tây Nguyên. Hằng năm sau mùa gặt hái, bắt đầu từ cuối tháng 12. Đồng bào nơi đây sẽ cùng tổ chức lễ hội Mùa xuân hay còn gọi là lễ mừng cơm mới. Vào dịp này, mọi gia đình đều làm lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu… Sau nghi thức rước hồn lúa, các già làng chủ trì tổ chức cúng lễ trong buôn làng của mình. Với mục đích để cầu mưa thuận, gió hòa, sức khỏe.

Lễ hội diễn ra trong suốt 7 ngày đêm. Không khí khắp các buôn làng càng lúc càng rộn ràng, náo nhiệt. Với tiếng chiêng, tiếng trống vang cả núi rừng.

lễ hội mừng cơm mới ở việt nam

Có thể thấy các lễ hội ở Việt Nam vô cùng đặc sắc và độc đáo. Mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng. Nhưng nó đều mang ý nghĩa mong muốn những điều tốt đẹp đến cho cộng đồng, con người trên đất nước Việt Nam tươi đẹp. Những nét đẹp này cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa để các lễ hội luôn được lưu giữ đến muôn đời sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0972263280