Việt Nam có nền văn hóa truyền thống phong phú và đa sắc màu. Các lễ hội ở Việt Nam trở thành thiết yếu và là một phần cuộc sống của con người qua nhiều thế kỷ.
Bạn đã biết hết các lễ hội lớn và nổi tiếng tại khắp các nơi, trên mọi miền tổ quốc chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá những lễ hội nổi tiếng này nhé!
Tìm hiểu về lễ hội ở Việt Nam
Lễ hội là gì?
Lễ hội là hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng. Gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Trong đó “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính với thần linh. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng.
Ý nghĩa của lễ hội ở Việt Nam
Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” – những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội còn là dịp để thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã, nơi trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.
Các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng nhất diễn ra trong năm
Các lễ hội lớn và nổi tiếng trong tháng giêng
Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể chùa có diện tích lớn nhất nước. Ngoài ra đây là quần thể chùa được xác lập nhiều kỉ lục, như kỉ lục quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Với nhiều công trình kiến trúc phật giáo quy mô lớn. Lễ hội Bái Đính thường khai hội vào ngày mùng 6 tháng giêng.
Hội Yên Tử
Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại núi Yên Tử, TP Uông Bí, Quảng Ninh từ ngày mùng 9 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 Âm Lịch. Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Hội chùa Hương
Đây là lễ hội lớn nhất và dài nhất của Việt Nam. Diễn ra từ đầu tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội chùa Hương diễn ra thuộc xã Hương Sơn ở huyện Mỹ Đức – Hà Nội. Đây là lễ hội được mong chờ nhất năm với số lượng lớn các phật tử tham gia hành hương. Chùa Hương có kết cấu nhiều hang động. Các ngôi chùa nằm xen với núi rừng. Với khung cảnh hùng vĩ với sông và núi. Thu hút nhiều người đến tham quan và lễ hội. Đây không những là lễ hội văn hóa tâm linh mà còn là di sản văn hóa quốc gia.
Hội Cầu Ngư
Lễ hội cầu Ngư thường được các ngư dân làng biển tổ chức tháng giêng âm lịch. Nhằm tưởng nhớ ân đức của cá Ông, ngoài ra còn mong cho trời yên bể lặng, mưa thuận gió hòa. Để nhân dân ra khơi được nhiều cá tôm, một năm ấm no, hạnh phúc.
Ngoài nghi lễ thờ cúng, lễ hội ở Việt Nam này còn có những trò chơi truyền thống sôi động, thể hiện tốt văn hóa ở vùng duyên hải miền trung Việt Nam, bao gồm câu cá, dệt lưới…
Hội núi Bà Đen
Đây là lễ hội nổi tiếng của người Nam Bộ. Lễ hội núi bà Đen diễn ra tại thị trấn Tây Ninh vào ngày 18 tháng giêng âm lịch. Ngoài việc là một sự kiện tôn giáo, như lễ cúng, rước bà chúa Đen thì đây là một sự kiện đáng chú ý. Thu hút đông đảo người dân Nam Bộ dành thời gian và trao đổi văn hóa với nhau.
Các lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam trong tháng hai âm lịch
Hội Dinh cô
Lễ hội Dinh Cô diễn ra tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ngày vía cô trở thành lễ hội lớn thu hút rất đông khách từ nhiều tỉnh thành khác đến. Các đội múa Lân Sư Rồng, dàn nhạc từ nhiều tỉnh Nam bộ đến góp vui.
Các nghi lễ trong ngày hội Dinh Cô gồm có: Lễ cầu an tại chính điện, đêm hội hoa. Lễ rước gồm hàng chục chiếc ghe thuyền trang hoàng lộng lẫy để cầu mong trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang.
Hội miếu ông Địa
Hội miếu ông Địa diễn ra vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch. Tại phường 3, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngày vía Thổ địa Phúc Đức Chính Thần. Là một trong những lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở TP.HCM và Nam bộ với nhiều nghi thức: gióng trống khai trang, mời trầu, địa nàng… Đây là dịp người dân thành phố Hồ Chí Minh và những tỉnh lân cận có thời gian giao lưu văn hóa, nghệ thuật với nhau.
Các lễ hội ở Việt Nam lớn tổ chức tại tháng ba
Lễ hội Phủ Dầy
Hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng ba âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Lễ hội nhằm ghi nhớ công lao của bà chúa Liễu Hạnh. Đây là lễ hội long trọng nhất và thu hút đông đảo người dân tham gia.
Giỗ tổ Hùng Vương
Lễ hội truyền thống được mong chờ nhất năm. Đây là lễ hội lớn của toàn dân tộc Việt Nam và là quốc giỗ của cả nước. Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức từ ngày mùng 9 đến ngày 13 tháng 3 Âm lịch, chính hội là ngày mùng 10 tháng 3.
Đây là lễ hội lớn, người dân khắp nơi trong mọi miền tổ quốc về đất tổ đền Hùng – Phú Thọ nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Hội đua voi Tây Nguyên
Đây là lễ hội lớn được tổ chức vào tháng ba âm lịch tại Tây Nguyên. Đối với những người sống ở vùng Tây Nguyên, voi được xem là loài động vật quý giá. Trong cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương, loài động vật hoang dã này đã trở thành một người bạn thân thiết với con người khi chúng giúp mọi người làm việc, vận chuyển và đi du lịch.
Do đó, lễ hội này nhằm tôn vinh loài Voi đã có công trong đời sống đồng bào Tây Nguyên. Đây cũng là dịp để giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên với nhau.
Các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng tại tháng tư
Lễ hội Gióng
Lễ hội diễn ra tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất ở đồng bằng bắc Bộ. Chính hội vào ngày 9 tháng Tư âm lịch hằng năm (ngày ông Gióng thắng giặc An) để tưởng niệm và nhớ ơn người anh hùng làng Gióng đã có công đánh giặc cứu nước.
Lễ hội Gióng với nhiều nghi thức trong lễ hội, mô tả lại cảnh Thánh Gióng đánh thắng giặc. Bên cạnh những nghi lễ truyền thống, hội Gióng còn tổ chức nhiều chương trình văn nghệ dân gian hấp dẫn. Nhằm giao lưu văn hóa với các địa phương.
Hội Chol chnam chmay
Lễ hội chol chnăm chmây là ngày tết năm mới cổ truyền của người dân Khơme ở Nam Bộ. Lễ hội truyền thống này thường diễn ra 3 ngày theo lịch của người Khơme. Nơi đông đồng bào người Khơ me sinh sống là tỉnh An Giang. Tại đây lễ hội chol chnăm chmay diễn ra sôi nổi nhất.
Lễ hội gồm nhiều nghi thức như: Nghi thức cúng phật, lễ dâng cơm cho sư, lễ xuất thể, lễ tắm phật…Ngoài ra còn nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như: múa tấp thể, trò chơi tập thể…
Hội bà chúa Xứ
Lễ hội bà chúa Xứ diễn ra vào ngày 23 tháng 4 âm lịch tại miếu bà chúa Xứ thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang. Đây là lễ hội lớn của vùng Nam Bộ, với nhiều nghi lễ vô cùng độc đáo
như lễ: Túc Yết, lễ xây Chầu, lễ Chánh tế…Cùng với các màn nghệ thuật vô cùng đặc sắc, bắt mắt và độc đáo như: Múa Lân Sư Rồng, múa đĩa chén…
Trên đây là tổng hợp những lễ hội lớn, tiêu biểu tại các vùng miền trong cả nước. Với mỗi lễ hội đều có những nét đặc trưng riêng có ý nghĩa khác nhau. Làm nên sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc của người Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các lễ hội ở Việt Nam lớn và nổi tiếng của các tháng tiếp theo vào bài viết sau mời các bạn theo dõi.